Mô hình nuôi gà đá cựa sắt là một trong những yếu tố then chốt giúp gà đá phát triển toàn diện, mau có lực nhanh nhất. Ngoài việc tạo cho chiến kê không gian thoải mái, anh em còn phải nắm được cách nuôi và chăm sóc ra sao. Cũng như phải hiểu rõ các vấn đề thường gặp ở gà và có cách chữa trị đúng đắn.
Nội dung:
Mô hình nuôi gà đá cựa sắt chuẩn mang đến lợi ích gì?
Gà đá cựa sắt được xem là một loại gà có giá trị kinh tế cao trong giới mộ điệu gà đá. Bởi vậy nuôi gà đá sẽ giúp tạo nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi. Mô hình nuôi gà đá cựa sắt càng chuẩn thì mang đến càng nhiều lợi ích mà đôi khi không hình dung được.
Bên cạnh đó tại một số đất nước, đấu gà là một phần của văn hóa truyền thống. Việc tham gia vào các cuộc đấu gà được xem là hoạt động giải trí và kết nối với cộng đồng.
Hướng dẫn anh em xây dựng mô hình nuôi gà hiệu quả
Chơi gà đá cựa sắt vốn là bộ môn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên để có mô hình nuôi gà đá cựa sắt hiệu quả đòi hỏi chủ kê phải bỏ ra nhiều công sức.
Chọn giống
Để sở hữu gà đá tốt việc chọn giống đóng vai trò quan trọng. Sư kê và chủ kê có thể tự nuôi gà để lấy giống hoặc tìm kiếm nguồn giống uy tín từ nguồn khác.
Vì gà thường thừa hưởng đặc tính từ mẹ nên việc chọn giống mái là rất quan trọng. Chọn giống mái tốt theo ngoại hình, thể chất để đảm bảo mô hình nuôi gà đá cựa sắt được phát triển tốt nhất. Nên chọn gà mái đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già. Về gà trống nên chọn gà đá tuổi từ 1,5 – 4 năm, có ngoại hình tốt, không đồng huyết với mái.
Một tháng trước khi giao phối, chủ kê nên bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái để cho ra đời con giống khỏe mạnh nhất.
Xây chuồng trại nuôi gà đá cựa sắt
Để bắt đầu nuôi gà đá, việc chuẩn bị một chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát là điều cần thiết. Mỗi chủ gà sẽ có cách bố trí, xây dựng chuồng trại riêng phù hợp với điều kiện về tài chính và kỹ thuật.
Tuy nhiên lưu ý không nên nuôi chung một bầy do gà đá có bản tính hiếu chiến, dễ xung đột với nhau. Tốt nhất nên xây dựng chuồng trại bằng bê tông với các phòng riêng biệt cho hoặc sắp xếp các lồng nuôi riêng biệt. Như vậy vừa tránh giao chiến không đáng có giữa những chú gà vừa dễ quản lý hơn.
Kiểu chuồng dạng dãy hai bên
Nếu anh em nuôi mô hình nuôi gà đá cựa sắt quy mô lớn có thể làm kiểu chuồng dạng dãy 2 bên và có lối đi ở giữa. Chỉ cần đảm bảo độ rộng vừa phải, thoáng mát và kín gió.
Với kiểu mô hình này, anh em tiến hành xây dựng các dãy chuồng quay vào nhau. Ở giữa thiết kế lối đi lại cho việc chăm sóc, đồng thời giúp tránh được mưa gió hắt vào trong chuồng.
Kiểu chuồng hai tầng
Bên cạnh dạng dãy thì xây chuồng 2 tầng cũng rất phù hợp với việc nuôi gà số lượng lớn. Kích thước lý tưởng nhất đó là: 1m – 2m (rộng) x 1m – 1.5m (cao). Khoảng cách giữa các chuồng đối diện nhau rộng tầm 1m – 2m, cùng với đó, các chuồng liền kề cần cách nhau khoảng 20cm.
Với vách chuồng, chủ chuồng có thể xây vách ngăn kín đáo hoặc để hở 2 bên nhưng cần đảm bảo gà không nhìn thấy mặt nhau. Tránh tình trạng gây chiến, cắn mổ nhau. Phần mái nên được lợp bằng mái ngói hoặc lá cọ, cỏ tranh để đảm bảo thoáng mát về mùa hè.
Nuôi gà đá cựa sắt theo chuồng 2 tầng giúp anh em tiết kiệm diện tích chuồng trại, có thêm không gian cho gà vận động. Vừa đảm bảo gà nhìn thấy nhau, giúp gà nhanh sung hơn lại thuận tiện trong việc chăm sóc
Chế độ dinh dưỡng
Trong mô hình nuôi gà đá cựa sắt, mỗi giai đoạn đều yêu cầu một chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể:
- Gà từ 1 đến 5 ngày tuổi: Chế độ ăn gồm cám, ngô (bắp) hoặc gạo. Sau khi gà đạt đến 5 ngày tuổi, có thể trộn cám ngô gạo với một số loại cá để tăng cường dinh dưỡng.
- Gà trưởng thành: Cần bổ sung thêm các thức ăn tươi nhiều đạm (sâu, giun, dế…), rau xanh, các loại hạt và dưỡng chất giúp gà phát triển cơ bắp.
- Trước khi thi đấu vài tháng chủ kê nên tìm hiểu và bổ sung thêm các loại thuốc bổ. Như vậy sẽ giúp chiến kê tăng cường sức khỏe và có thể lực sung mãn nhất.
Chế độ sinh hoạt
Ngoài các yếu tố trên thì chủ kê cũng cần đảm bảo cho gà của mình được hoạt động thường xuyên. Điều này giúp gà chọi phát triển sức khỏe, sự nhanh nhẹn, linh hoạt. Không nên nhốt kín mà nên thả rông 2 – 3 lần trong ngày để gà có không gian vận động.
Hằng ngày anh em có thể dành khoảng 5 – 10 phút để huấn luyện gà. Anh em giữ chặt mỏ và cựa sau đó ném gà lên và xuống. Tập các thế đá chuyên cựa trong khoảng 20 – 30 phút rồi đặt gà vào trong lồng sắt để nghỉ ngơi.
Phòng bệnh cho gà
Đây cũng là yếu tố quan trọng tạo nên mô hình nuôi gà đá cựa sắt hiệu quả. Chủ kê cần nắm vững lịch tiêm vắc xin định kì và chống muỗi, côn trùng cho gà đá. Không nên để gà bị bệnh mới tìm cách chữa vì có một số bệnh có tính lây lan nhanh sẽ ảnh hưởng đến cả đàn gà.
Bên cạnh đó, chủ kê nên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh khu vực chuồng trại. Chú ý đến các biểu hiện của đàn gà để phán đoán tình trạng sức khỏe. Ví dụ nếu mồng gà đột ngột chuyển màu bất thường thì cần kiểm tra lại tình hình gà đá của mình. Sau đó thực hiện cách ly và chữa trị kịp thời.
Kết Luận
Trên đây là một số chia sẻ về việc xây dựng mô hình nuôi gà đá cựa sắt một cách hiệu quả. Hy vọng giúp anh em có thêm kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng vào điều kiện của mình. Alo789 chúc anh em sớm thành công trong việc nuôi gà đá cựa sắt nhé.